Saturday, December 15, 2012

Tour Lễ hội Chùa Hương ghép đoàn 1 ngày


Du lịch Lễ Hội Chùa Hương 1 ngày
(Chương trình trong ngày bằng ô tô và thuyền)

Hằng năm hội Chùa Hương bắt đầu sau tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đến với khu du lịch danh lam thắng cảnh Chùa Hương khách du lịch sẽ có cơ hội hòa nhập vào thiên nhiên, sông, núi, nước non. Đến với lễ hội chùa hương, quý khách sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn cho một xuân mới an khang thịnh vượng. Du khách có thể chọn tour 1 ngày để kết hợp lễ cầu phật và vãn cảnh Chùa Hương...

Buổi Sáng:
07h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của công ty Du lịch Lễ Hội đón Quý khách tại  điểm hẹn khởi hành đi Khu danh thắng Chùa Hương. Xe ô tô đưa quý khách đến Bến Đục, Xe dừng lại quý khách lên thuyền suôi dòng suối Yến Vĩ khoảng chừng 3km tới chùa Thiên Trù (Hay còn gọi là Bếp Trời).  Trên đường đi quý khách có dịp vãn cảnh núi non hùng vĩ, cùng hòa mình vào thiên nhiên nơi đây. Đến bến Thiên Trù du khách tiếp tục leo núi 2 giờ (đi Cáp treo khoang 15 phút) thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động "Nam thiên đệ nhất động" là nơi phong cảnh hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, đi xuống 1 giờ sau đó nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Mai Lâm, chùa Thiên Trù tại Chùa Hương.

Buổi Chiều:
Quý khách tự do tham quan và thắp hương tại chùa Thiên Trù – Bếp của Trời
15h30: Quay trở lại thuyền về bến xe. Xe ôtô đón quý khách trở về Hà nội.
18h00: Về đến điểm đón ban đầu, kết thúc chương trình, tạm chia tay và hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình du lịch lần sau!

GIÁ TOUR GHÉP ĐOÀN: 580.000đ/KHÁCH (cáp treo + 120k/2 lượt)

Dịch vụ du lịch bao gồm:
- Xe ô tô du lịch máy lạnh đời mới tương ứng với số lượng khách
- Vé thắng cảnh tại các điểm thăm quan vào cửa lần 1
- Thuyền thăm quan suối Yến.
- Ăn trưa mức ăn 100.000đ/bữa/khách.
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến.
- Hướng dẫn viên suốt tuyến: thành thạo, nhiệt tình, kinh nghiệm

Dịch vụ du lịch không bao gồm:
- Chi tiêu cá nhân, đồ uống trong bữa ăn, Vé cáp treo, thuế VAT 10%, ….

Quý du khách lưu ý:
(Giá tour có thể thay đổi theo từng thời điểm)

Tour lễ hội Chùa Hương giá rẻ 1 ngày




Du lịch Chùa Hương 1 ngày
(Chương trình trong ngày bằng ô tô và thuyền)

Hằng năm hội Chùa Hương bắt đầu sau tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đến với khu du lịch danh lam thắng cảnh Chùa Hương khách du lịch sẽ có cơ hội hòa nhập vào thiên nhiên, sông, núi, nước non. Đến với lễ hội chùa hương, quý khách sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn cho một xuân mới an khang thịnh vượng. Du khách có thể chọn tour 1 ngày để kết hợp lễ cầu phật và vãn cảnh Chùa Hương...

Buổi Sáng:
07h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của công ty Du lịch Lễ Hội đón Quý khách tại  điểm hẹn khởi hành đi Khu danh thắng Chùa Hương. Xe ô tô đưa quý khách đến Bến Đục, Xe dừng lại quý khách lên thuyền suôi dòng suối Yến Vĩ khoảng chừng 3km tới chùa Thiên Trù (Hay còn gọi là Bếp Trời).  Trên đường đi quý khách có dịp vãn cảnh núi non hùng vĩ, cùng hòa mình vào thiên nhiên nơi đây. Đến bến Thiên Trù du khách tiếp tục leo núi 2 giờ (đi Cáp treo khoang 15 phút) thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động "Nam thiên đệ nhất động" là nơi phong cảnh hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, đi xuống 1 giờ sau đó nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Mai Lâm, chùa Thiên Trù tại Chùa Hương.

Buổi Chiều:
Quý khách tự do tham quan và thắp hương tại chùa Thiên Trù – Bếp của Trời
15h30: Quay trở lại thuyền về bến xe. Xe ôtô đón quý khách trở về Hà nội.
18h00: Về đến điểm đón ban đầu, kết thúc chương trình, tạm chia tay và hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình du lịch lần sau!

GIÁ TOUR TRỌN GÓI : 580.000đ/KHÁCH
(Áp dụng cho đoàn 20 khách trở lên)

Dịch vụ du lịch bao gồm:
- Xe ô tô du lịch máy lạnh đời mới tương ứng với số lượng khách
- Vé thắng cảnh tại các điểm thăm quan vào cửa lần 1
- Thuyền thăm quan suối Yến.
- Ăn trưa mức ăn 100.000đ/bữa/khách.
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến.
- Hướng dẫn viên suốt tuyến: thành thạo, nhiệt tình, kinh nghiệm

Dịch vụ du lịch không bao gồm:
- Chi tiêu cá nhân, đồ uống trong bữa ăn, Vé cáp treo, thuế VAT 10%, ….

Quý du khách lưu ý:
(Giá tour có thể thay đổi theo từng thời điểm)

Du lịch Lễ hội Chùa Hương 1 ngày




Du lịch Chùa Hương 1 ngày
(Chương trình trong ngày bằng ô tô và thuyền)

Hằng năm hội Chùa Hương bắt đầu sau tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đến với khu du lịch danh lam thắng cảnh Chùa Hương khách du lịch sẽ có cơ hội hòa nhập vào thiên nhiên, sông, núi, nước non. Đến với lễ hội chùa hương, quý khách sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn cho một xuân mới an khang thịnh vượng. Du khách có thể chọn tour 1 ngày để kết hợp lễ cầu phật và vãn cảnh Chùa Hương...

Buổi Sáng:
07h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của công ty Du lịch Lễ Hội đón Quý khách tại  điểm hẹn khởi hành đi Khu danh thắng Chùa Hương. Xe ô tô đưa quý khách đến Bến Đục, Xe dừng lại quý khách lên thuyền suôi dòng suối Yến Vĩ khoảng chừng 3km tới chùa Thiên Trù (Hay còn gọi là Bếp Trời).  Trên đường đi quý khách có dịp vãn cảnh núi non hùng vĩ, cùng hòa mình vào thiên nhiên nơi đây. Đến bến Thiên Trù du khách tiếp tục leo núi 2 giờ (đi Cáp treo khoang 15 phút) thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động "Nam thiên đệ nhất động" là nơi phong cảnh hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, đi xuống 1 giờ sau đó nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Mai Lâm, chùa Thiên Trù tại Chùa Hương.

Buổi Chiều:
Quý khách tự do tham quan và thắp hương tại chùa Thiên Trù – Bếp của Trời
15h30: Quay trở lại thuyền về bến xe. Xe ôtô đón quý khách trở về Hà nội.
18h00: Về đến điểm đón ban đầu, kết thúc chương trình, tạm chia tay và hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình du lịch lần sau!

GIÁ TOUR TRỌN GÓI : 590.000đ/KHÁCH
(Áp dụng cho đoàn 20 khách trở lên)

Dịch vụ du lịch bao gồm:
- Xe ô tô du lịch máy lạnh đời mới tương ứng với số lượng khách
- Vé thắng cảnh tại các điểm thăm quan vào cửa lần 1
- Thuyền thăm quan suối Yến.
- Ăn trưa mức ăn 100.000đ/bữa/khách.
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến.
- Hướng dẫn viên suốt tuyến: thành thạo, nhiệt tình, kinh nghiệm

Dịch vụ du lịch không bao gồm:
- Chi tiêu cá nhân, đồ uống trong bữa ăn, Vé cáp treo, thuế VAT 10%, ….

Quý du khách lưu ý:
(Giá tour có thể thay đổi theo từng thời điểm)

Chùa Hương tuyệt đẹp trong mắt du khách quốc tế

Chùa Hương tuyệt đẹp trong mắt du khách quốc tế

Không chỉ đẹp và lãng mạn, chùa Hương còn nổi tiếng là miền đất Phật thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến hành hương, thưởng lãm.
Đọc nhiều nhất

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày khai hội, chùa Hương lại đón tiếp hàng nghìn lượt du khách tham dự. Dự kiến trong mùa lễ hội năm nay, chùa Hương sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách. Trong không khí của ngày hội, người ta vẫn nhận ra vẻ đẹp rất riêng của nơi này với núi, sông, mây, nước với hương khói mơ màng của cảnh sắc cũng như toát ra từ chốn tâm linh.

Dưới đây là một số bức ảnh đẹp về chùa Hương trên Corbis:

Chùa Hương là một danh lam, thắng cảnh đẹp bậc nhất ở miền Bắc.

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội lớn nổi tiếng kéo dài trong suốt 3 tháng, từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch. Trong đó, thời điểm đông nhất, náo nhiệt nhất là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.

Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn bao gồm: Đền Trình - Chùa Thiên Trù - Động Tiên Sơn - Chùa Giải Oan - Đền Trần Song - Động Hương Tích - Chùa Hinh Bồng; Chùa Thanh Sơn - Động Hương Đài; Chùa Long Vân - Động Long Vân - Hang Sũng Sàm; Chùa Bảo Đài - Động Chùa Cá - Động Tuyết Sơn...

Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi.

Nổi tiếng trong hệ thống danh lam, thắng cảnh chùa hương là động Hương Tích. Động có dáng như là con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Tháng ba năm Canh Dần(1770), Chúa Trịnh Sâm từng thăm quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam. Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,...

Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội...

Lễ khai hội chùa Hương 2012

Lễ khai hội chùa Hương 2012

Như thông lệ, lễ khai hội chùa Hương năm nay sẽ diễn ra tại Thiên Trù vào ngày mùng 6 tháng giêng năm Nhâm Thìn (tức 28-1-2012). Song ngay tại thời điểm này, phương án tổ chức lễ hội chùa Hương 2012, lễ hội được coi là lớn và kéo dài nhất miền Bắc đang được triển khai tích cực. Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng Ban quản lý danh thắng khu di tích danh thắng Hương Sơn khẳng định tất cả đã sẵn sàng cho mùa hội mới.

• Không còn lo tắc đường, kẹt đò?

Ông Thanh cho biết, lễ hội chùa Hương năm nay đang tích cực chuẩn bị, như thành lập ban chỉ đạo lễ hội và ra quyết định thành lập ban tổ chức lễ hội chùa Hương. UBND huyện Mỹ Đức đã xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương. Lễ hội chùa Hương năm nay tập trung vào các nhiệm vụ chính, trước hết là đảm bảo trật tự an ninh, an toàn. Cùng đó là việc tập trung tuyên truyền cho bà con nhân dân địa phương để nâng cao chất lượng dịch vụ, như có dịch vụ thuyền đò, ăn uống, nghỉ trọ cho du khách.

Du khách trẩy hội Chùa Hương
Năm nay, lượng thuyền đò tham gia vận chuyển khách cũng đã được kiểm tra, đăng ký với số lượng lên tới khoảng 4.500 thuyền đò, hơn năm trước khoảng hơn 300 chiếc. Vì thế hiện tượng “cháy đò” trong những ngày cao điểm sẽ hiếm khi xảy ra.

Kinh nghiệm từ mùa lễ hội trước, từ khi mở rộng cầu Hội, cải tạo mở rộng khu vực bến Thiên Trù thì hiện tượng tắc đò trên suối Yến gần như không còn xảy ra. Tuy nhiên, năm nay, ban tổ chức cũng đã củng cố lại hệ thống biển báo, thống nhất với xã Hương Sơn phương án đò thuyền nhằm vận chuyển khách mùa lễ hội tốt nhất.

Việc tổ chức lại dịch vụ hàng quán cũng được lên sơ đồ trình UBND phê duyệt, sau đó sẽ bàn giao cho xã Hương Sơn. Tiêu chí tiên quyết là hàng quán phải nằm xa nơi thờ tự và đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng việc đi lại của du khách. Hiện tượng các hộ kinh doanh sử dụng hệ thống loa đài quảng cáo quá cỡ tại các cửa hàng gây ồn ào, mất mỹ quan khu danh thắng cũng được chấn chỉnh.

Để khắc phục hiện tượng rác thải sinh hoạt gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan di tích, một hệ thống thu gom rác với lò đốt rác thải cũng đã hoàn tất, đưa vào hoạt động. Việc tuyên truyền, nhắc nhở nhằm nâng cao ý thức của người dân được ban tổ chức đặc biệt chú trọng bởi lẽ trong những ngày cao điểm với hàng vạn lượt du khách thì việc thu gom rác dễ rơi vào tình trạng quá tải.

• Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi

Trước vấn nạn “cò” vé vào cổng, cò “đò” và cò “vé cáp treo” đã từng xảy ra khiến dư luận rất bức xúc, ban tổ chức cũng đã lên nhiều phương án để hạn chế ở mức thấp nhất. Năm trước, nhờ có sự vào cuộc tích cực của các lực lượng chức năng, đã có 296 trường hợp sử dụng mô tô đi đón, mời khách dọc đường đã bị bắt giữ và xử lý. Năm nay, hiện tượng “cò” tái diễn sẽ tiếp tục bị xử lý nghiêm.

Cùng đó, đơn vị quản lý cáp treo cũng đã cam kết chấn chỉnh, siết chặt khâu quản lý, phân phối vé tránh hiện tượng để tư nhân trục lợi, “hành” du khách khi đến với chùa Hương. Ban tổ chức tiếp tục duy trì đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời những phản ánh của người dân về hiện tượng tăng giá, ép giá, gây phiền nhiễu du khách.

Một vấn đề nan giải và nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách trong các mùa lễ hội hàng năm là vấn đề an toàn thực phẩm và các chiêu “chặt chém” trong dịch vụ ăn uống cũng như sự bùng nổ các vụ lừa đảo “treo đầu dê bán thịt chó” quảng cáo thịt thú rừng rởm. UBND huyện Mỹ Đức khẳng định, tất cả các cửa hàng ăn trong khu vực lễ hội buộc phải có tủ kính bảo quản, thậm chí cả tủ đông để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Riêng với tình trạng làm giả thịt thú rừng hoặc buôn bán thịt thú rừng, huyện Mỹ Đức cho biết sẽ mạnh tay phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nhằm đảm bảo sức khỏe của nhân dân đi trẩy hội.

Trong xu hướng các khu danh thắng đều lần lượt tăng giá vé, ông Thanh cho biết, năm nay, vé thắng cảnh và vé đò tại chùa Hương cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng. Theo đó, từ 2-1-2012, mức vé thắng cảnh là 50.000 đồng/lượt người, tăng 20.000 đồng so với năm trước. Cùng đó cũng sẽ điều chỉnh mức phí đò dọc tại quần thể khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn.

Cụ thể, với tuyến vận chuyển Hương Tích, đò thường là 35.000 đồng/người/lượt vào ra; đò chất lượng cao là 40.000 đồng/người/lượt vào ra. Với tuyến Long Vân và tuyến Tuyết Sơn, đò thường là 25.000 đồng/người/lượt vào ra; đò chất lượng cao là 30.000 đồng/người/lượt vào ra.

Việc tăng giá vé như vậy theo lý giải của ban tổ chức là để sử dụng tu bổ, tôn tạo di tích, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ du khách tốt hơn. Mức phí trông giữ xe ô tô, xe máy cũng đang được đề nghị điều chỉnh, tránh gây phiền hà cho du khách. Theo đó, ban tổ chức đang đề xuất điều chỉnh bán gọn một vé ngày là 40.000 đồng/lượt cho xe 9 chỗ trở xuống; 50.000 đồng/lượt/ngày với xe từ 10 chỗ trở lên.

Tour lễ hội chùa Bái Đính – Tam Cốc 1 ngày Hà Nội – Bái Đính – Tam Cốc - Hà NộiThời gian: 1 ngày    Phương tiện: Ô tô  Từ Bích Động, du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: Hang Cả, hang Hai và hang Ba. Bến Xem tiếp »
Tour lễ hội chùa Tây Thiên - Đền Hai Bà Trưng 1 ngày Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách đều bị hút hồn bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Thác Bờ - Thuỷ Điện Hoà Bình 1 ngày Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tự hào là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi và có bề dày văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến với Thác Bờ, Đền Bờ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên Xem tiếp »
Làng cổ Đường Lâm - Chùa Mía - Đền Và 1 ngày Thăm quan Làng cổ Đường Lâm - Chùa Mía - Đền Và 1 ngày  (1 ngày – Phương tiện Ô tô)Phía Tây Hà Nội Được hình thành bởi trấn Sơn Tây và vùng Sơn Nam Thượng của trấn Sơn Nam, hai trong tứ trấn của Xem tiếp »
Tour du lịch Hoa Lư - Tam Cốc 1 ngày Hiện nay tour Hoa Lư - Tam Cốc được chúng tôi tổ chức HÀNG NGÀY. Với khung cảnh thanh bình, yên ả, ngắm nhìn cảnh sinh hoạt đời thường của người dân địa phương, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Hãy khám phá và thưởng Xem tiếp »
Du lịch Lễ hội Yên Tử 1 ngày Tou du lịch Lễ hội Yên Tử (Thời gian: 1 ngày - Khởi hành bằng ô tô) "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu" - dẫu không thành chính quả nhưng một lần hành hương về Yên Tử, du Xem tiếp »
Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngày Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngàyLà một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Tràng An đang là điểm đến hẫp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Du lịch Tràng Xem tiếp »
Du lịch Lễ hội Chùa Hương 1 ngày Du lịch Chùa Hương 1 ngày(Chương trình trong ngày bằng ô tô và thuyền)Hằng năm hội Chùa Hương bắt đầu sau tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đến với khu du lịch danh lam thắng cảnh Chùa Hương khách

Lễ khai hội chùa Hương 2012

Lễ khai hội chùa Hương 2012

Như thông lệ, lễ khai hội chùa Hương năm nay sẽ diễn ra tại Thiên Trù vào ngày mùng 6 tháng giêng năm Nhâm Thìn (tức 28-1-2012). Song ngay tại thời điểm này, phương án tổ chức lễ hội chùa Hương 2012, lễ hội được coi là lớn và kéo dài nhất miền Bắc đang được triển khai tích cực. Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng Ban quản lý danh thắng khu di tích danh thắng Hương Sơn khẳng định tất cả đã sẵn sàng cho mùa hội mới.

• Không còn lo tắc đường, kẹt đò?

Ông Thanh cho biết, lễ hội chùa Hương năm nay đang tích cực chuẩn bị, như thành lập ban chỉ đạo lễ hội và ra quyết định thành lập ban tổ chức lễ hội chùa Hương. UBND huyện Mỹ Đức đã xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương. Lễ hội chùa Hương năm nay tập trung vào các nhiệm vụ chính, trước hết là đảm bảo trật tự an ninh, an toàn. Cùng đó là việc tập trung tuyên truyền cho bà con nhân dân địa phương để nâng cao chất lượng dịch vụ, như có dịch vụ thuyền đò, ăn uống, nghỉ trọ cho du khách.

Du khách trẩy hội Chùa Hương
Năm nay, lượng thuyền đò tham gia vận chuyển khách cũng đã được kiểm tra, đăng ký với số lượng lên tới khoảng 4.500 thuyền đò, hơn năm trước khoảng hơn 300 chiếc. Vì thế hiện tượng “cháy đò” trong những ngày cao điểm sẽ hiếm khi xảy ra.

Kinh nghiệm từ mùa lễ hội trước, từ khi mở rộng cầu Hội, cải tạo mở rộng khu vực bến Thiên Trù thì hiện tượng tắc đò trên suối Yến gần như không còn xảy ra. Tuy nhiên, năm nay, ban tổ chức cũng đã củng cố lại hệ thống biển báo, thống nhất với xã Hương Sơn phương án đò thuyền nhằm vận chuyển khách mùa lễ hội tốt nhất.

Việc tổ chức lại dịch vụ hàng quán cũng được lên sơ đồ trình UBND phê duyệt, sau đó sẽ bàn giao cho xã Hương Sơn. Tiêu chí tiên quyết là hàng quán phải nằm xa nơi thờ tự và đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng việc đi lại của du khách. Hiện tượng các hộ kinh doanh sử dụng hệ thống loa đài quảng cáo quá cỡ tại các cửa hàng gây ồn ào, mất mỹ quan khu danh thắng cũng được chấn chỉnh.

Để khắc phục hiện tượng rác thải sinh hoạt gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan di tích, một hệ thống thu gom rác với lò đốt rác thải cũng đã hoàn tất, đưa vào hoạt động. Việc tuyên truyền, nhắc nhở nhằm nâng cao ý thức của người dân được ban tổ chức đặc biệt chú trọng bởi lẽ trong những ngày cao điểm với hàng vạn lượt du khách thì việc thu gom rác dễ rơi vào tình trạng quá tải.

• Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi

Trước vấn nạn “cò” vé vào cổng, cò “đò” và cò “vé cáp treo” đã từng xảy ra khiến dư luận rất bức xúc, ban tổ chức cũng đã lên nhiều phương án để hạn chế ở mức thấp nhất. Năm trước, nhờ có sự vào cuộc tích cực của các lực lượng chức năng, đã có 296 trường hợp sử dụng mô tô đi đón, mời khách dọc đường đã bị bắt giữ và xử lý. Năm nay, hiện tượng “cò” tái diễn sẽ tiếp tục bị xử lý nghiêm.

Cùng đó, đơn vị quản lý cáp treo cũng đã cam kết chấn chỉnh, siết chặt khâu quản lý, phân phối vé tránh hiện tượng để tư nhân trục lợi, “hành” du khách khi đến với chùa Hương. Ban tổ chức tiếp tục duy trì đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời những phản ánh của người dân về hiện tượng tăng giá, ép giá, gây phiền nhiễu du khách.

Một vấn đề nan giải và nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách trong các mùa lễ hội hàng năm là vấn đề an toàn thực phẩm và các chiêu “chặt chém” trong dịch vụ ăn uống cũng như sự bùng nổ các vụ lừa đảo “treo đầu dê bán thịt chó” quảng cáo thịt thú rừng rởm. UBND huyện Mỹ Đức khẳng định, tất cả các cửa hàng ăn trong khu vực lễ hội buộc phải có tủ kính bảo quản, thậm chí cả tủ đông để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Riêng với tình trạng làm giả thịt thú rừng hoặc buôn bán thịt thú rừng, huyện Mỹ Đức cho biết sẽ mạnh tay phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nhằm đảm bảo sức khỏe của nhân dân đi trẩy hội.

Trong xu hướng các khu danh thắng đều lần lượt tăng giá vé, ông Thanh cho biết, năm nay, vé thắng cảnh và vé đò tại chùa Hương cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng. Theo đó, từ 2-1-2012, mức vé thắng cảnh là 50.000 đồng/lượt người, tăng 20.000 đồng so với năm trước. Cùng đó cũng sẽ điều chỉnh mức phí đò dọc tại quần thể khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn.

Cụ thể, với tuyến vận chuyển Hương Tích, đò thường là 35.000 đồng/người/lượt vào ra; đò chất lượng cao là 40.000 đồng/người/lượt vào ra. Với tuyến Long Vân và tuyến Tuyết Sơn, đò thường là 25.000 đồng/người/lượt vào ra; đò chất lượng cao là 30.000 đồng/người/lượt vào ra.

Việc tăng giá vé như vậy theo lý giải của ban tổ chức là để sử dụng tu bổ, tôn tạo di tích, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ du khách tốt hơn. Mức phí trông giữ xe ô tô, xe máy cũng đang được đề nghị điều chỉnh, tránh gây phiền hà cho du khách. Theo đó, ban tổ chức đang đề xuất điều chỉnh bán gọn một vé ngày là 40.000 đồng/lượt cho xe 9 chỗ trở xuống; 50.000 đồng/lượt/ngày với xe từ 10 chỗ trở lên.

Tour lễ hội Yên Tử - vịnh Hạ long - Cửa Ông 2 ngày Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Đứng ở độ cao 1068m, trên đỉnh núi, ta có thể bao quát cả vùng Đông Bắc rộng Xem tiếp »
Tour lễ hội đền Ông Mười - Con Cuông - Bà Triệu - Đền Sòng Đền Ông Hoàng Mười - Đền Con Cuông - Đền Bà Triệu - Đền Sòng4:51 CH - 01/08/2011HÀ NỘI - ĐỀN ÔNG MƯỜI - ĐỀN CON CUÔNG - ĐỀN BÀ TRIỆU - ĐỀN SÒNG - HÀ NỘI(Chương trình 02 ngày 01 đêm)Tên gọi Đền ông Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Sóc - Phủ Thành Chương 1 ngày Du lịch Đền Sóc - Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, biệt phủ của họa sĩ Thành Chương trải rộng hơn 10 ngàn mét vuông điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Gióng - Phủ Thành Chương 1 ngày Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, biệt phủ của họa sĩ Thành Chương trải rộng hơn 10 ngàn mét vuông điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế tới viếng thăm.Sáng:06h30: Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Hùng 1 ngày Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú thọ) là quần thể di tích lịch sử quốc gia, ghi dấu tích các vua Hùng buổi ban đầu dựng nước, gắn với những huyền thoại được lưu Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Trần 1 ngày Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hoá Trần nổi tiếng tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.Đền Trần là tên gọi chung, Xem tiếp »
Tour lễ hội Yên Tử - Cửa Ông - Hạ Long 2 ngày HÀ NỘI - YÊN TỬ - HẠ LONG - CỬA ÔNG - HÀ NỘI(Chương trình 02 ngày 01 đêm) Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Xem tiếp »
Tour lễ hội Chùa Thầy - Chùa Tây Phương - Chùa Mía 1 ngày Qua cầu Nguyệt Tiên, du khách theo đường núi là quần thể di tíchtự ngàn xưa với những am, chùa, hang đá...vốn có thể khiến du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngôi chùa Thầy: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ

Nô nức khai hội Chùa Hương xuân Nhâm Thìn

Nô nức khai hội Chùa Hương xuân Nhâm Thìn
Dân Việt - Đã thành thông lệ, cứ vào mùng 6 Tết âm lịch, nhân dân thôn Yến Vĩ (xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, Hà Nội) lại tổ chức lễ Khai Sơn, tức là ngày mở cửa rừng.

Đây cũng là ngày ban tổ chức lễ hội Chùa Hương cùng các Chư Tăng Ni, Phật tử Chùa Hương tổ chức một mùa khai hội.

Mở đầu buổi lễ, các đội múa tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng, đại diện cho 4 thôn của xã Hương Sơn biểu diễn mừng ngày Khai hội trước sự sự chứng kiến và tham dự của hàng vạn Phật tử và du khách thập phương.

Sau phần phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Văn Hậu- phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, trưởng ban tổ chức lễ hội, Thượng tọa Thích Minh Hiền- Trụ trì chùa Hương, chúc Phật tử và du khách một mùa Lễ hội tràn đầy Hạnh Phúc.

Đặc biệt lễ hội Chùa Hương năm nay có sự có mặt của Hòa thượng Yoshimizu Daichi đến từ thành phố Okinawa, Nhật Bản. Hòa thượng mang theo 30 cây hoa anh đào gồm 16 loài khác nhau để dâng tặng.

Dân Việt xin giới thiệu chùm ảnh nô nức ngày khai hội Chùa Hương xuân 2012.

thuê xe du lịch 29 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 29 chỗCông Ty Du thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 29 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: County Huyndai, Coaster BoeingVới chủng loại xe phong phú, Xem tiếp »
thuê xe du lịch 16 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 16 chỗCông Ty Du thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 16 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: Mercerdes Sprinter, Toyota Hiace, Ford Transit...Với chủng loại xe Xem tiếp »
thuê xe du lịch 7 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 7 chỗCông Ty Du thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 7 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: Prado, Land Cruiser, Rav 4 Innova, Zace, Pajero, Grandis, Xem tiếp »
thuê xe du lịch 4 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 4 chỗCông Ty Du Thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 4 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: Mercerdes series S, E, C; Xe Toyota Camry 2009,

Lễ hội chùa Hương 2012: Khách tăng dù “căng” giá

Lễ hội chùa Hương 2012: Khách tăng dù “căng” giá
GiadinhNet - BTC Lễ hội chùa Hương tăng giá vé tham quan và giá vé đi đò nên những dịch vụ khác tại đây cũng thừa dịp "té nước theo mưa" tăng giá vô tội vạ.
Trong khi đó, lượng du khách đến với chùa Hương dịp đầu năm 2012 cũng tăng cao hơn nhiều so với các năm trước.

Du khách càng đông, dịch vụ càng được thể tăng giá. Ảnh: TG

Tăng giá vé, các dịch vụ "té nước theo mưa"

Một trong những thay đổi lớn trong dịp lễ hội chùa Hương năm 2012 là BTC quyết định tăng giá vé tham quan thắng cảnh, vé xuồng đò. Cụ thể, vé tham quan thắng cảnh cộng phí bảo hiểm là 50.000 đồng/người/lượt (trước là 30.000 đồng). Đối với trường hợp người từ 60 tuổi trở lên và trẻ em dưới 15 tuổi mức phí giảm 50% còn 25.000 đồng/người/lượt. Vé xuồng đò đối với tuyến Hương Tích và tuyến Long Vân - Tuyết Sơn cũng lần lượt tăng giá lên 35.000 đồng/người/lượt, 25.000 đồng/người/lượt (xuồng đò thường) và 40.000 đồng/người/lượt, 30.000 đồng/người/lượt (xuồng đò cao cấp)....

Có lẽ, chính sự mở đầu này của BTC đã khiến nhiều dịch vụ tăng theo một cách chóng mặt. Khu vực suối Yến, bến Đục giá cả các loại hình dịch vụ đều đã tăng so với mức giá thông thường. Tuy nhiên, tại những vị trí này du khách vẫn có cơ hội mặc cả để có mức giá hợp lý bởi dù sao đó vẫn là khu vực "trên bờ". Nhiều du khách có kinh nghiệm đi chùa Hương đã lựa chọn các dịch vụ ăn - nghỉ tại các khu vực phía ngoài để bớt bị "chặt chém" hơn. Vượt qua "cửa ải" suối Yến, bến Đục, chỉ cần tới động Thiên Trù thì du khách đã phải chịu một mức giá hoàn toàn khác nếu sử dụng dịch vụ tại đây.

Các phòng ngủ "dã chiến" được quây bằng tôn, bạt được cho thuê với giá 250.000 - 300.000 đồng/phòng. Nhiều khách hàng không đặt phòng ngủ đã phải thuê chiếu ngủ lên tới 100.000 đồng/ chiếc hoặc ngủ tập thể trong những căn phòng tạm bợ với giá 50.000 đồng/ người.

Các dịch vụ ăn uống cũng tha hồ nâng giá. Nhiều quầy hàng đã bán 1 bát chè củ mài từ 50.000 đến 70.000 đồng, 1 chiếc bánh mì 30.000 đồng... Các dịch vụ khác như trông xe cũng có giá giao động từ 15 đến 25.000 đồng/ xe máy.

Một điều đặc biệt khác là năm nay BTC đã tách vé thắng cảnh và vé đò để hạn chế việc xin thêm tiền của các chủ đò. Tuy nhiên, việc làm này gần như không có hiệu lực vì mỗi đoàn khách đi đò vẫn phải "lì xì" thêm cho chủ đò.

Ông Phạm Hồng Vân, một Phật tử giúp việc cho BTC lễ hội cho biết, trong khu vực chùa Hương có khá nhiều nhà hàng truyền thống giữ uy tín bằng giá bán, nhiều khách có kinh nghiệm sẽ tìm đến những nhà hàng này. Tuy nhiên, theo ông Vân, để tránh việc bị "chặt chém", du khách nên hỏi giá trước khi sử dụng và có sự thỏa thuận rõ ràng với người cung cấp dịch vụ.

"Bất lực" với rác

Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hậu cho biết, du khách để rác thải không đúng nơi quy định tại lễ hội chùa Hương sẽ bị xử phạt hành chính từ 100 đến 300 nghìn đồng. Theo ông Hậu, xả rác thải bừa bãi là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua tại lễ hội chùa Hương. Năm nay, UBND huyện đầu tư dự án xây dựng dây chuyền xử lý rác thải (công nghệ lò đốt của Nhật Bản) trị giá trên 10 tỷ đồng đặt ở Thiên Trù và Ban quản lý khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn đã xây dựng kế hoạch thu gom, phân loại, xử lý rác thải theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm vận hành lò đốt rác có hiệu quả nhất.

Đi kèm với quy chế phạt trên, BTC đã bố trí hàng trăm sọt rác trên khắp các tuyến đường đi. BTC cũng đã trang bị máy ảnh, camera để lưu lại hình ảnh các du khách xả rác làm bằng chứng xử phạt. BTC cho biết, tính đến ngày hôm nay đã phạt tiền trên 20 trường hợp du khách có hành vi xả rác không đúng nơi quy định.

Mặc dù có sọt rác và quy chế phạt đã được thực thi nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều du khách vẫn vô tư xả rác trên lòng suối Yến và các khu vực khác của chùa Hương. BTC cho biết, lượng người đổ về chùa Hương quá đông trong những ngày qua nên không thể kiểm soát hết được. Vấn đề chính vẫn trông chờ vào ý thức của người tham gia hành hương về đây. Việc đề ra quy chế phạt mặc dù chưa được người dân quan tâm chấp hành nhưng BTC kỳ vọng quy chế này sẽ dần dần thay đổi hành vi của người dân tham gia lễ hội trong những mùa lễ hội chùa Hương về sau.

Ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban quản lý khu di tích danh thắng Hương Sơn cho biết: "BTC lễ hội đã làm hết sức mình để mùa lễ hội vừa an toàn, vừa trang trọng lại văn minh đảm bảo cho du khách thập phương về trẩy hội có ấn tượng đẹp. Tuy nhiên, một bộ phận du khách thiếu ý thức không chỉ khiến BTC mệt nhoài mà đáng buồn hơn là tạo ra những "hạt sạn" không đẹp trong mùa trẩy hội chùa Hương".

Lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng là một trong những lễ hội dài thu hút đông đảo du khách thập phương đến cầu an đầu năm mới. Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương cho biết: Đây là lễ hội văn hóa tín ngưỡng đạo Phật Việt Nam kéo dài gần 400 năm nay qua 12 đời Tổ sư. Chùa Hương hay còn gọi là "Linh Sơn phúc địa" thờ Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát thu hút du khách với niềm tin vào sự màu nhiệm của Quán Thế Âm chuyên cứu khổ ban vui. Phật tử, du khách đi lễ chùa Hương với niềm tin cuộc sống biến động và sở cầu như ý. Chính vì vậy, khi đi lễ chùa, khách thập phương nên có phong thái tĩnh tại, điềm đạm.

Du lịch chợ Móng Cái - Đông Hưng 3 ngày 2 đêm HÀ NỘI - MÓNG CÁI - ĐÔNG HƯNG - HÀ NỘI(Chương trình 3 ngày 2 đêm bằng ô tô)Móng Cái xưa gọi là Múng Cỏi là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trên sông Ka Long cách thành phố Hạ Long khoảng 178km; nằm Xem tiếp »
Du lịch Nhật Lệ - Lao Bảo - Quảng Trị - Phong Nha Hà Nội - Nhật Lệ - Lao Bảo - Quảng Trị - Phong Nha - Hà Nội( Tour Thăm chiến trường xưa và mua sắm, Thời gian: 4 ngày/3 đêm - Khởi hành bằng ôtô )Chuyến đi này đưa bạn về với chiến trường xưa, Xem tiếp »
Du lịch lễ đền Mẫu Lào Cai - Sapa 2 ngày 3 đêm bằng ô tô Du lịch lễ đền Mẫu Lào Cai - khám phá Sapa 2 ngày 3 đêm bằng ô tô(Thời gian: 02 ngày/03 đêm - Khởi hành bằng ô tô)Sa Pa (Lào Cai) là thị trấn nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai ở độ cao 1600 m Xem tiếp »
Tour đi lễ đền Mẫu Lào Cai - Sapa 2 ngày 3 đêm bằng tàu Tour đi lễ đền Mẫu Lào Cai - Sapa 2 ngày 3 đêm bằng tàu(Thời gian: 2 ngày/3 đêm - Khởi hành bằng tàu hỏa)Sa Pa (Lào Cai) là thị trấn nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai ở độ cao 1600 m so với mặt Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Mẫu – Chợ Tân Thanh 1 ngày Là địa đầu của Tổ Quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá Xem tiếp »
Du lịch Lạng Sơn - Tân Thanh - Đông Kinh 1 ngày Với khoảng cách không quá xa so với Hà Nội, cùng với sản phẩm hàng hóa đa dạng, giá cả bình dân, chợ Tân Thanh - Lạng Sơn luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách miền bắc đi du lịch mua sắm cuối

Những lễ hội 'tháng Giêng' không thể bỏ qua ở miền Bắc

Những lễ hội 'tháng Giêng' không thể bỏ qua ở miền Bắc
(ĐVO) Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc có những lễ hội độc đáo, lâu đời như: hội chùa Hương, hội Lim... Vì thế nếu có điều kiện du xuân, đừng bỏ qua những lễ hội đừng giá trị văn hóa này.

Lễ hội chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bắt đầu từ ngày mồng sáu tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. 

Theo Cinet, lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mồng sáu tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi.

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) .

Thú vui ”như hội” trong lễ hội Yên Tử là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng

Vốn là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất (1.068m so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng, du khách cảm tưởng như đi trong mây. ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.

Thú vui ”như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng. Trên đường đi, chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đều cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục.

Lễ hội Gióng

Hội Gióng là một lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Nó là một “hội trận”, vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân.

Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ… tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Lễ khao quân trong hội Gióng. Ảnh: Cinet.com.

Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận.

Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại. Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.

Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Lim

Hội Lim (Tiên Du) là đặc sản vùng Quan họ Bắc Ninh diễn ra từ 12 đến 13 tháng giêng hàng năm.

Hát quan họ trong hội Lim. Ảnh: Cinet.com.

Thường, ngày 13 mới là chính hội nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim - trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát Quan họ và các trò chơi dân gian. Cùng với việc duy trì các trò truyền thống như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người, dệt cửi hội Lim năm nay còn khôi phục thêm 2 trò bịt mắt bắt dê và kéo co.

Bên đình Lim, trong Nội Duệ, Lũng Sơn, Duệ Đông các liền anh, liền chị sở tại rong thuyền rồng hát Quan họ phục vụ du khách thập phương. Tất cả tạo nên một không gian văn hoá riêng có của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Người ta có thể nghe Quan họ cả ngày mà không chán. Hồ hởi nhận miếng trầu têm cánh phượng từ tay liền chị mớ bảy mớ ba.

Thanh niên, nam nữ đến với hội Lim còn có thể tay trong tay lên chùa Hồng Ân cầu tài, cầu duyên rồi xuống sườn đồi xem các anh Hai, chị Ba Quan họ mời trầu đón khách, vào cuộc giao duyên và giao lưu với du khách.

Lễ hội đền Bà Chúa Kho

Lễ hội diễn ra ngày 14 tháng giêng tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Dâng lễ tại hội bà chúa Kho. Ảnh: laodong.com.

Lễ hội này suy tôn bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng. Vì thế có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".

Tương truyền Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để ghi lại công ơn của Bà. Quanh năm khách thập phương từ mọi miền đất nước về đây lễ bái rất đông, đặc biệt vào ngày hội đền để cầu tài, cầu lộc và vay tiền Bà cho cả năm làm ăn.

Du thuyền Luxury Imperial Hạ long 2 ngày 1 đêm Du thuyền Luxury Imperial Cruise 2 Ngày 1 ĐêmDu thuyền Luxury Imperial Hạ Long được thiết kế mang phong cách truyền thống với sàn gỗ và nội thất tiện nghi hiện đại, là một nơi ở hoàn hảo cho du khách khám phá vịnh Hạ Xem tiếp »
Du thuyền Golden Lotus Sails 2 Ngày 1 Đêm Du Thuyền Hạlong Golden Lotus Sails 2 ngày 1 đêmGolden Lotus Sails được hoàn thành vào tháng 7-2010, có diện tích 31m* 7m30 gồm 3 tầng: 10 phòng ngủ, 1 phòng ăn, 1 quán bar, sân phơi nắng. Với nguyên liệu chính để đóng tàu Xem tiếp »
Tour du thuyền Poseidon Sail 2 Ngày 1 Đêm Tour du thuyền Poseidon Sail 2 Ngày 1 ĐêmDu thuyền Poseidon Sail làm hoàn toàn bằng gỗ bao gồm 08 phòng ngủ, ( 6 phòng deluxe + 2 phòng vip tầng 2 có ban công rộng rãi với phòng tắm riêng, sàn gỗ lớn, phòng Xem tiếp »
Du Thuyền Elizabeth Sails 2 ngày 1 đêm Du Thuyền Hạlong Elizabeth Sails 2 ngày 1 đêmVịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ

'Cò' khách đi lễ hội Chùa Hương mở rộng địa bàn

'Cò' khách đi lễ hội Chùa Hương mở rộng địa bàn
Bước vào mùa lễ hội năm nay, “cò” chèo kéo khách đi chùa Hương đã mở rộng địa bàn hoạt động vào sâu nội thành Hà Nội. Nhiều khách “qua tay” những đối tượng cò mồi này đều bức xúc vì chất lượng dịch vụ kém nhưng phải trả phí cực kỳ đắt đỏ.

Các đối tượng cò mồi này có mặt tại tất cả các điểm đặt đèn tín hiệu giao thông trên đường Nguyễn Trãi, đoạn từ ngã tư Chùa Bộc xuôi Hà Đông. Thường thì họ đứng theo nhóm 2 - 3 người, trông cũng không khác cánh “xe ôm” đang đợi khách. Nhưng khác ở chỗ sẵn sàng nhao theo bất kỳ chiếc ô tô nào chở một nhóm người có dấu hiệu sẽ đi lễ hội.

Thời gian lý tưởng để đội “cò” hoạt động công việc chào mời, đón đưa khách vào khoảng từ 5h - 8h hằng ngày. Đặc biệt, lực lượng “cò” thường được tăng cường hùng hậu hơn vào các ngày nghỉ cuối tuần.

Khi một chiếc ô tô lọt vào tầm ngắm, những “cò mồi” này áp sát vào khu vực lái, hỏi han, giới thiệu dịch vụ khi xe dừng chờ đèn đỏ. Gặp khách có nhu cầu, họ nhanh chóng áp tải và hồ hởi đưa đón đến tận khu vực đã định sẵn, gần chùa Hương. Tại đây khách sẽ được một đội tiếp viên đón theo một quy trình đã được lập trình sẵn. Một tay “cò” tên Bình cho hay: “Xe nào có nhu cầu chỉ cần đặt card trước kính là sẽ có người nhà em đón tại bến đò. Ngày bình thường tụi em phe được 2 - 3 xe, ngày nghỉ thì nhiều hơn. Trung bình mỗi ngày, tụi em cũng kiếm được hơn triệu đồng”.

Một nhóm “cò” đang chờ khách. Ảnh: Trúc Lịch.

Có mặt tại điểm đèn đỏ từ ngã tư Chùa Bộc, chúng tôi được nhóm “cò” chào mời với giá khá mềm, vé đò chỉ có 55.000 đồng một người, vé gửi xe thuận tiện nhất để lên đò cũng chỉ mất 35.000 đồng, phòng nghỉ loại tốt nhất là 200.000 đồng một ngày... Tuy nhiên, không ít “thượng đế” đi chùa Hương rơi vào tay nhóm “cò” này bức xúc cho biết bị “chém” khá nặng tay.

Chị M., kế toán trưởng một công ty hoạt động về xây dựng, kể: “Được mời chào từ Ngã Tư Sở, đến cửa chính chúng tôi được một người phụ nữ đón rước. Riêng tiền đò, tiền gửi xe đã mất gần triệu đồng, ăn uống, ngủ nghỉ chất lượng kém mà đắt đỏ. 6 người trong công ty chúng tôi tổ chức đi trong 2 ngày, mà phải chi trên chục triệu đồng”.

Cùng có tâm trạng, anh H, làm việc tại một ban quản lý dự án, cho biết, 7 người trong gia đình anh được một người đàn ông mời chào từ ngay ngã tư Chùa Bộc. Theo như anh này quảng bá thì dịch vụ rất chu đáo, giá cả hợp lý. Nhưng tính ra, cả gia đình phải chi tới gần chục triệu đồng, từ thứ nhỏ nhất là bó hương cũng bị “chém” tới nơi tới chốn.

Lễ hội chùa Hương và những điều bên lề cần nói

Lễ hội chùa Hương và những điều bên lề cần nói
Từ điểm dừng đèn đỏ ở ngã tư Ba La – quận Hà Đông đã có hàng chục những “cò” đò mai phục mời chào du khách. 

Sáng 28/1, bất chấp thời tiết mưa rét buốt, hàng vạn người dân vẫn đổ về huyện Mỹ Đức – Hà Nội để tham dự lễ khai hội chùa Hương vào ngày mùng 6 Tết hằng năm. Cùng với những đổi  mới tích cực đáng ghi nhận thì vẫn còn tồn tại những mặt trái khiến cho du khách thập phương còn phiền lòng.

Từ tờ mờ sáng, hàng đoàn xe ô tô và xe máy đổ về chùa Hương từ nhiều ngả đường. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi từ điểm dừng đèn đỏ ở ngã tư Ba La – quận Hà Đông đã có hàng chục những “cò” đò mai phục sẵn. Đèn đỏ vừa dừng là họ lao ra mời chào đi đò dù rõ ràng việc quản lý phân bổ khách du lịch là nhiệm vụ của ban quản lý lễ hội. Việc này đã gây những ảnh hưởng không nhỏ tới giao thông trên đường vào lễ hội, trung tá Nguyễn Văn Liệu, trạm trưởng trạm trung tâm phòng cảnh sát giao thông huyện Mỹ Đức cho biết: ‘Hiện tượng cò vẫn còn xảy ra. Năm nào cảnh sát hình sự thành phố cùng với cảnh sát giao thông phối hợp để phá nhưng vẫn tồn tại”.

Đa số những người có kinh nghiệm đều đi từ rất sớm nhưng do lượng khách du lịch quá đông nên tình trạng tắc đường vẫn xảy ra. Tuy nhiên, năm nay ban tổ chức lễ hội đã có sự chuẩn bị khá tốt về công tác đảm bảo giao thông cũng như trật tự. Không có tình trạng xe máy, ô tô lộn xộn chen lấn nhau mà tất cả được phân làn từ đầu đường dẫn vào bến đò.

Năm nay khoảng hơn 4.000 xuồng đò đã được chuẩn bị để phục vụ khách. Ngoài việc tăng giá vé từ 30 lên 50.000 đồng/người, Ban tổ chức cũng có một số thay đổi mà đáng kể nhất là lực lượng xuồng máy tuần tra dọc suối Yến nhằm giải tỏa ách tách cũng như tuyên truyền các nhà đò lắp đặt thùng rác để khách không xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, các trường hợp vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 100 – 300.000đồng. Cảnh sát môi trường cùng lực lượng công an địa phương có mặt tại nhiều điểm và nhiều camera được lắp đặt để ghi lại hình ảnh khách du lịch xả rác.

Dù vậy vẫn không thể tránh khỏi những trường hợp vứt rác bừa bãi mà không thấy ngại ngần trước ánh mắt của nhiều du khách khác. Bạn Nguyễn Hoàng Anh ở Thanh Oai – Hà Nội tâm sư: “Ở đây các thùng rác ở vệ đường rất nhiều, cách vài mét có  một thùng đựng rác rất tiện. Mình không vứt rác ra ngoài vì ở đây rất nhiều người, lại mất cảnh quan. Bản thân mình phải cảm thấy ngại khi ném ra ra ngoài thùng”

Nét mới của mùa lễ hội năm nay là huyện Mỹ Đức đã đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý rác thải với công nghệ lò đốt của Nhật Bản trị giá trên 10 tỷ đồng, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Huyện cũng đã thực hiện quy hoạch hơn 300 hàng quán như: hàng ăn, nhà trọ, hàng lưu niệm và tạp phẩm… Công tác vệ sinh môi trường được đặc biệt quan tâm chú trọng. Năm nay, tình trạng bày bán tràn lan các loại thịt thú rừng sẽ bị kiểm soát, ngăn cấm triệt để. Tất cả các cửa hàng ăn trong khu vực lễ hội buộc phải có tủ kính bảo quản, thậm chí cả tủ đông để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên buổi chiều nay khi ra khu bên ngoài suối Yến chúng tôi vẫn thấy tình trạng thịt thú rừng hoang dã như nai, nhím, dúi được bày bán công khai ở các nhà hàng.

Hy vọng các hiện tượng tồn tại mùa lễ hội năm nay được giải quyết triệt trong thời gian tới để du khách thập phương cảm thấy bình an khi dự hội đầu Xuân tại chùa Hương, một lễ hội lớn trong năm luôn nằm trong tiềm thức của người dân Việt.

“Biển người” chen chúc trẩy hội chùa Hương

“Biển người” chen chúc trẩy hội chùa Hương
(Dân trí) - Sáng nay 28/1, khu di tích danh thắng Hương Sơn đã đón trên 5 vạn du khách về dự thời khắc khai hội. Cùng với hàng vạn người còn lưu lại Hương Sơn từ trước, du khách đã phải nhích từng bước chân trong “biển người” để tiến vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích.
 >>  Hơn 4 vạn du khách đến chùa Hương đón thời khắc khai hội
 >>  Nở rộ các dịch vụ “móc túi” du khách tại lễ hội chùa Hương

Mặc dù đúng 9h sáng nay, 28/1, lễ khai hội chùa Hương mới chính thức bắt đầu nhưng ngay từ tờ mờ sáng trong không khí buốt giá cùng với mưa xuân lất phất, hàng vạn quan khách địa phương, đại biểu các ban ngành cùng du khách hành hương đã nườm nượp đổ về khu vực di tích danh thắng Hương Sơn. Đường tới chùa Thiên Trù dù khá rộng rãi nhưng lượng du khách dồn về mỗi lúc một đông khiến tình trạng ùn tắc liên tục xảy ra. Nhiều em nhỏ và cụ già phải khá vất vả với thoát ra được khỏi dòng người kéo dài tưởng như bất tận.

Biển người đổ về dự lễ khai hội chùa Hương.

Ngay trước thời khắc khai hội, du khách thập phương đã bị “hút hồn” bởi các màn múa tứ linh: long, lân, quy, phượng tại cả 3 sân lớn chùa Thiên Trù. Những màn múa linh vật tài hoa với ý nghĩa tâm linh và các giá trị văn hóa truyền thống mang lại cho lễ hội chùa Hương một không gian văn hóa huyền ảo, đặc sắc.

Cụ Lưu Văn Đen, 82 tuổi, người múa gậy lân rồng trong đoàn chia sẻ: “Múa tứ linh là một nghi lễ truyền thống của văn hóa phương đông. Trong những tích múa tứ linh, người xem được thấy sự xuất hiện của cả 4 linh vật: long, lân, quy và phượng. Ý nghĩa bao trùm trước tiên của nghi lễ múa tứ linh là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho Phúc - Lộc - Thọ tới muôn người.

Màn múa tứ linh "hút hồn" du khách.

Tuy nhiên, mỗi một điệu múa trong cả màn diễn lại có những ý nghĩa riêng. Đặc biệt, với lễ khai hội chùa Hương, múa tứ linh là đưa bốn linh vật về với chốn cửa thiền để hóa thần. Điều đó toát lên một triết lý sâu xa, chỉ có những ai biết tu tâm hướng thiện mới có thể hóa Thánh mà thôi. Các tích múa trong vở diễn đều hướng người xem đến những triết lý nhân sinh cao cả”.

Lễ khai hội chùa Hương bắt đầu với không khí trang nghiêm trong sương khói bảng lảng bao phủ khắp di tích Hương Sơn. Toàn bộ khu vực chùa Thiên Trù bị kẹt cứng. Du khách hầu như không thể di chuyển. Lễ khai hội chùa Hương ngày mồng 6 tháng Giêng là một nghi lễ truyền thống đánh dấu chính thức mùa lễ hội chùa Hương và kéo dài cho đến cuối tháng 3 âm lịch. Mùa lễ hội chùa Hương năm nay, tiêu chí lễ hội an toàn và văn minh được đặt lên hàng đầu.

Chị Nguyễn Thị Hiền, du khách từ Hà Nội chia sẻ: "Từ sáng sớm, tôi và chồng tôi đã phải lên đường về dự lễ khai hội Chùa Hương. Đây là lần thứ ba liên tiếp hai vợ chồng tôi đi chùa Hương lễ Phật cầu may mong muốn cho một năm mới an lạc, hạnh phúc".

Lễ hội chùa Hương đã chính thức bắt đầu sau nghi lễ niệm hương trì nguyện tại chùa Thiên Trù do Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương, các vị quan khách và chư tôn phật tử thành kính dâng hương cầu Hòa bình thế giới - Quốc Thái dân an.

Đúng 9h sáng nay 28/1, lễ khai hội chùa Hương đã chính thức diễn ra.

Ngay trong ngày khai hội, Hòa thượng Yoshimizu Daichi - Trụ trì chùa Nisshin kustu - thành phố Tokyo, Nhật Bản đã đích thân tặng 30 cây anh đào Nhật Bản trồng tại vườn chùa để tỏ lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp cũng như những nét văn hóa tâm linh vô cùng độc đáo của di tích Hương Sơn và thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo hai nước.

Ngay sau thời khắc khai hội chùa Hương, cả “biển người” đổ dồn về tuyến đường lên động Hương Tích. Cả tuyến đường bộ và tuyến cáp treo đều trong tình trạng quá tải. Liên tục có cả hàng nghìn người xếp hàng đợi lượt cáp treo. Tuy nhiên, năm nay, tình trạng phe vé cáp treo chùa Hương đã giảm một cách đáng kể. Các phe vé cũng chỉ kiếm chênh lệch phí thu vé từ 2.000đ đến 5.000đ và không còn áp sát, chèo kéo du khách như các năm trước.

Nhà chờ cáp treo luôn trong tình trạng kẹt cứng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban quản lý khu di tích danh thắng Hương Sơn cho biết: “Trong ngày khai hội chùa Hương hôm nay 28/1 (mồng 6 tháng Giêng âm lịch), có thêm trên 5 vạn du khách đổ về trẩy hội. Với lượng du khách tăng nhiều so với các mùa lễ hội trước, chúng tôi ước tính mùa lễ hội chùa Hương năm nay sẽ có trên 1,5 triệu lượt du khách trẩy hội. Công tác tổ chức lễ hội năm nay chúng tôi cố gắng thực hiện chu đáo nhất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con về trẩy hội bái Phật du xuân”.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận không khí từng bừng ngày khai hội chùa Hương năm Nhâm Thìn 2012:

Màn múa gậy dụ tứ linh của cụ Lưu Văn Đen (82 tuổi) mang lại không gian văn hóa đặc sắc cho lễ hội chùa Hương.

Năm Nhâm Thìn, rồng là linh vật quan trọng nhất trong tứ linh tại lễ hội chùa Hương.

Niềm vui của một nghệ nhân trong ngày hội.

Hàng vạn du khách ngóng chờ thời khắc khai hội.

Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương thành kính dâng hương cầu Hòa bình thế giới - Quốc Thái dân an.

Lễ trồng hoa anh đào do Hòa thượng Yoshimizu Daichi tặng.

Đường lên động Hương Tích không còn một chỗ trống.

Vất vả như cảnh đội lễ lên chùa Hương.

Hệ thống cáp treo hoạt động hết công suất vẫn không đủ phục vụ du khách.

Lễ hội chùa Hương sẽ còn kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Lễ Hội chùa Hương năm 2012: Sẽ tăng phí đò?

Lễ Hội chùa Hương năm 2012: Sẽ tăng phí đò?
(Petrotimes) – Trong kỳ họp lần thứ 3, HĐND Hà Nội khóa XIV, UBND thành phố Hà Nội đã trình lên HĐND thành phố về kiến nghị tăng phí đò và phí tham quan danh lam Hương Tích.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Lễ hội Chùa Hương là một lễ hội lớn của Thủ đô, mang tầm vóc quốc gia, hàng năm đã thu hút hàng triệu lượt khách về trẩy hội và tham quan thắng cảnh. Lễ hội có đặc thù là du khách muốn tham quan đều phải đi đò. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về trẩy hội.

    Cuối năm 2010 UBND huyện Mỹ Đức đã đầu tư xây dựng cải tạo mở rộng bến đỗ Thiên Trù, bến đò Long Vân, Tuyết Sơn, dịch chuyển vị trí bến đỗ bến Yến (từ đền Trình dịch lại bến Yến).

    Chùa Hương mùa lễ hội.

    Với mức thu phí đối với đò thường đang thực hiện theo Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND thành phố Hà Nội được xây dựng từ năm 2007, đến nay, do giá cả thị trường, thu nhập của người vận chuyển khách chưa phù hợp với công lao động bỏ ra. Hiện nay tại khu di tích có 4.369 phương tiện xuồng, đò.

    Trong đó: Đò chất lượng cao là: 100 chiếc; đó thường: 4.269 chiếc. Số lao động lái đò là 4.900 lao động. Tính bình quân đối với đò thường thu nhập người lao động là 2 triệu đồng/người/1 tháng; chưa trính được khấu hao đò. Vì vậy, với mục tiêu đảm bảo lợi ích của người lao động, khuyến khích nâng cao chất lượng đò, nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ du khách, phù hợp với cự ly vận chuyển, việc điều chỉnh mức phí đò cho cả 3 tuyến: Hương Tích – Long Vân – Tuyết Sơn là cần thiết. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức đã xây dựng Đề án, Sở Giao thông Vận tải cùng Liên ngành báo cáo UBND TP trình HĐND xem xét phê duyệt tăng phí đò.




Đối với đò chất lượng cao (phù hợp với thông tư 97/2006/TT-BTC: Mức tối đa: 5.000đ/km ):
Tuyến vận chuyển
Mức thu cũ
(theo QĐ 05/2010/QĐ-UBND)
Đề xuất điều chỉnh.
Cự ly VC
Đơn giá 1km
Thành tiền.
Cự ly VC
Đơn giá 1km
Thành tiền.
Tuyến Hương Tích
7 km
5.000đ/km
35.000đ
8 km
5.000đ/km.
40.000 đ
Tuyến Long Vân
5 km
5.000đ/km
25.000đ
6 km
5.000đ/km
30.000 đ
Tuyến Tuyết Sơn
5 km
5.000đ/km
25.000đ
6 km
5.000đ/km
30.000 đ

Đối với đò thường:
Tuyến vận chuyển
Mức thu cũ
(QĐ 19/2009/QĐ-UBND)
Đề xuất điều chỉnh.
Cự ly VC
Đơn giá 1km
Thành tiền.
Cự ly VC
Đơn giá 1km
Thành tiền.
Tuyến Hương Tích
7 km
3.571đ/km25.000đ
8 km
4.375đ/km.
35.000 đ
Tuyến Long Vân
5 km
3.000đ/km15.000đ
6 km
4.166đ/km
25.000 đ
Tuyến Tuyết Sơn
5 km
3.000đ/km15.000đ
6 km
4.166đ/km
25.000 đ

    Đối với đò chất lượng cao (phù hợp với thông tư 97/2006/TT-BTC: Mức tối đa: 5.000đ/km ):

    Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đề xuất tăng phí tham quan thắng cảnh Chùa Hương. Hiện nay, khu danh thắng Hương Tích có 18 điểm di tích, chia làm 3 tuyến (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn), mỗi tuyến lại có nhiều đền chùa và hang động. Trong những năm qua, để tổ chức các kỳ lễ hội an toàn, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ du khách đến tham quan thắng cảnh, Ban tổ chức lễ hội đã đổi mới công tác quản lý, hàng năm Huyện đã trưng tập gần 400 cán bộ tại huyện, xã Hương Sơn gồm các lực lượng: Công an, Văn hóa, Tài chính, Thuế, Y tế… và khoảng 180 cán bộ Công an Thành phố.

    Với tình hình thực tế, giá cả dịch vụ, tiền lương, các chi phí khác đều tăng đồng thời các chi phí đầu tư, tu tạo, sửa chữa lại các công trình kết cấu hạ tầng khu thắng cảnh như: cải tạo, nâng cấp, mở rộng bến đò, tuyến đường bộ, xây dựng nhà làm việc Ban quản lý, trạm kiểm soát vé… cũng tăng. Năm 2011, số thu không đủ chi phục vụ lễ hội và đầu tư xây dựng hạ tầng khu di tích.

Phí Chùa Hương
Đơn vị tính
Mức thu phí cũ
(QĐ22/2009 và QĐ 06/2010
Mức thu phí đề xuất đối với người lớn
Người lớn29.500 đồng/người/lượt. 49.000 đồng/người/lượt.
Trẻ em 14.500 đồng/người/lượt.

Lễ Hội Chùa Hương

Lễ Hội Chùa Hương
Tags: Hương Sơn, Lễ Hội Chùa Hương, Bồ Tát Quan Thế Âm, tao nhân mặc khách, vùng rừng núi, hành trình về, trẩy hội, thiên nhiên, ngày hội, con người, núi rừng, một lời, phật, tâm, đến

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Video giới thiệu Lễ hội Chùa Hương,
do Trung Tâm Hợp Tác Báo Chí Quốc Tế - Bộ Thông Tin & Truyền Thông sản xuất

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn.

Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

Phí tham quan chùa Hương có thể tăng gần gấp đôi

Phí tham quan chùa Hương có thể tăng gần gấp đôi
> 'Sốc' vì vé tham quan vịnh Hạ Long tăng gấp đôi

TP - UBND TP Hà Nội đề nghị tăng phí tham quan thắng cảnh chùa Hương gần gấp đôi, tăng phí cấp biển số ôtô lên 20 triệu đồng…

Tăng kịch trần phí trước bạ, cấp biển số ô tô có giảm được ùn tắc giao thông? Ảnh: Minh Tuấn
Tăng kịch trần phí trước bạ, cấp biển số ô tô có giảm được ùn tắc giao thông? Ảnh: Minh Tuấn.

Nhiều loại phí và lệ phí vừa được UBND TP Hà Nội ký trình HĐND TP xem xét thông qua vào kỳ họp HĐND thành phố khai mạc ngày 7-12. Mức phí tham quan di tích, danh thắng tại Hà Nội được đề nghị tăng mạnh. Phí vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám tăng từ 10.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt/khách; phí tham quan chùa Hương tăng từ 29.500 đồng lên 49.000 đồng. Lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi được đề nghị tăng từ 12% lên kịch trần là 20%, phí cấp biển số tăng từ 2 triệu đồng lên 20 triệu đồng/xe cho lần cấp đầu...

UBND thành phố Hà Nội cho rằng, đề nghị áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 20% giá bán đối với trường hợp nộp lệ phí lần đầu nhằm góp phần hạn chế tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tăng thu ngân sách để thực hiện các dự án giao thông công cộng. Mức thu phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số phương tiện giao thông đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi được đề nghị tăng kịch trần là 20 triệu đồng/lần cấp/xe. Xe máy có giá trị trên 40 triệu đồng sẽ chịu mức thu lên tới 4 triệu đồng/xe cho lần cấp đăng ký và biển số đầu tiên.

Phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô được chia làm 3 mức: mức thu bên ngoài tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại; mức thu bên trong tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại; mức thu tại các dự án mới bãi đỗ xe ngầm, giàn thép cao tầng. Đối với mức thu bên ngoài toà nhà sẽ chia theo địa bàn, UBND thành phố đề nghị: Phí trông giữ ô tô theo lượt (1 lượt tối đa không quá 120 phút) tại các tuyến hạn chế dừng đỗ thuộc 4 quận nội thành Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa là 40.000 đồng/lượt, với xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn, phí sẽ là 50.000 đồng/lượt.

Tại những tuyến khác thuộc 4 quận nội thành, mức phí sẽ 30.000 đồng/lượt với xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống và 40.000 đồng/lượt với xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn. Tại các quận khác và huyện Từ Liêm, mức thu lần lượt là 25.000 đồng/lượt và 30.000 đồng/lượt. Tại thị xã Sơn Tây và các huyện là 20.000 đồng và 25.000 đồng/lượt. Mức đang áp dụng là 10.000 đồng/lượt với xe có 9 chỗ ngồi trở xuống và xe tải từ 2 tấn trở xuống; 20.000 đồng/lượt với xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên.

Phí trông giữ xe ô tô theo tháng từ 10 ghế ngồi trở lên cả ngày và đêm được đề nghị tăng lên tới 4,5 triệu đồng/tháng và với xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống cả ngày đêm là 3 triệu đồng/tháng khi gửi xe tại nơi không có mái che tại các tuyến phố hạn chế dừng đỗ xe ở 4 quận nội thành. Mức thu trông giữ xe máy được đề nghị tăng từ 2.000 đồng/lượt lên 5.000 đồng/lượt ban ngày và 6.000 đồng/lượt ban đêm...

Giá đất năm 2012 mà UBND thành phố đề xuất về cơ bản vẫn như mức năm 2011. Tại các quận, giá tối thiểu là 2,34 triệu đồng/m2, giá tối đa là 81 triệu đồng/m2 (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ). Chỉ điều chỉnh cục bộ giá đất một số địa phương có sự đầu tư hạ tầng mới.

Hàng ngàn người trẩy hội chùa Hương

Hàng ngàn người trẩy hội chùa Hương
> Phí tham quan chùa Hương có thể tăng gần gấp đôi

TPO – Sáng 28-1 (tức mùng 6 Tết Nhâm Thìn), hàng ngàn du khách, phật tử hành hương về đất Phật chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội), dự lễ khai hội và thắp nhang, chiêm bái cầu an bình, tài lộc.

Hàng ngàn người hành hương về chùa Hương trong ngày khai hội
Cùng với lễ hội chùa Yên Tử, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội chùa Hương luôn thu hút nhiều du khách, phật tử. Khai màn ngày mồng 6 tháng Giêng, mùa lễ hội chùa Hương kéo dài cho đến hết tháng ba âm lịch.

Năm nay, dù tiết trời mưa và lạnh, nhưng từ mờ sáng, trên đường đã nhộn nhịp dòng người, xe; dưới xuối Yến tấp nập thuyền đưa khách vào chùa.

Lượng du khách về trẩy hội năm nay ước tính phải hơn năm vạn người. Đúng như tiêu chí năm nay – lễ hội an toàn, văn minh, công tác trật tự được đảm bảo. Vệ sinh môi trường được duy trì. Dọc bến sông có các sọt rác và nhân viên thường xuyên thu gom… Thêm đó, gần như vắng bóng các trò chơi đỏ đen...

Tại những điểm dâng lễ, cầu khấn, cũng không còn cảnh lộn xộn, chen lấn; khói hương nghi ngút hay đặt tiền tại những nơi như hồ, giếng, cành cây… Du khách đều thực hiện đúng quy định của nhà chùa, cũng như ban tổ chức lễ hội.

Trong không khí tưng bừng của lễ hội, du khách theo dõi những hoạt động khai hội như màn múa tứ linh Long – Lân – Quy - Phượng, do những bậc trưởng lão biểu diễn tại sân lớn chùa Thiên Trù. Đây là nghi lễ truyền thống mang ý nghĩa cầu “quốc thái dân an”, “mưa thuận gió hòa”…

Lễ hội chùa Hương chính thức bắt đầu sau nghi lễ niệm hương trì nguyện tại chùa Thiên Trù do Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương, các vị quan khách và chư tôn phật tử thành kính dâng hương cầu “Hòa bình thế giới - Quốc Thái dân an”.

Cũng trong lễ khai hội chùa Hương năm nay, hòa thượng Yoshimizu Daichi - Trụ trì chùa Nisshin kustu (Tokyo, Nhật Bản) đã tặng 30 cây anh đào Nhật Bản trồng tại vườn chùa.

Sau lễ khai hội, dòng người tiếp tục hướng lên động Hương Tích. Cả đường cáp treo lẫn đường bộ đều quá tải.

Cùng xem một số hình ảnh trong ngày khai hội chùa Hương:

Nở rộ các dịch vụ tại lễ hội chùa Hương

Nở rộ các dịch vụ tại lễ hội chùa Hương
Cùng với số lượng du khách đổ về trẩy hội chùa Hương không ngừng tăng lên thì các loại hình dịch vụ cũng "đội giá" đến chóng mặt để thi nhau "hốt bạc".

Mùa lễ hội chùa Hương năm nay, lượng du khách đổ về trẩy hội tăng đột biến so với các mùa lễ hội trước. Theo thống kê của ban tổ chức, trước ngày khai hội mồng 6 tháng Giêng, chỉ trong vòng 5 ngày đầu năm mới đã có trên 10 vạn lượt du khách đổ về chùa Hương. Đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa kinh doanh của các hộ dân quanh khu vực lễ hội.

Tại khu vực suối Yến, bến Đục giá cả các loại hình dịch vụ đều đã tăng so với mức giá thông thường. Tuy nhiên, du khách vẫn có cơ hội mặc cả với chủ hàng để có mức giá hợp lý bởi dù sao đó vẫn là khu vực "trên bờ" nên có thể thoải mái lựa chọn nhà nghỉ, hàng ăn... Chính vì vậy, với những du khách đã có "thâm niên" đi chùa Hương thì hầu hết đều chọn nghỉ đêm bên ngoài khu vực lễ hội ngay đầu suối Yến.

Ngay từ chiều 27/1, trước thời khắc khai hội chùa Hương, hầu hết tất cả các nhà nghỉ, nhà trọ đầu suối Yến đều đã chật kín phòng. Thậm chí có nhà nghỉ dù còn nhiều phòng trống nhưng du khách đã gọi điện đặt phòng từ trước. Tuy vậy, giá phòng nghỉ khá thoải mái chỉ có mức giá từ 200 đến 300 nghìn đồng/ đêm.
Thế nhưng, khi qua suối Yến, bắt đầu vào đến khu vực chùa Thiên Trù, giá cả của tất cả các loại hình dịch vụ đều đồng loạt tăng đến chóng mặt. Du khách biết mình bị "móc túi" nhưng cũng đành "căn răng" chịu đựng bởi đã ở giữa "ốc đảo" thì không còn cơ hội mặc cả.

Kiếm bộn tiền nhất tại khu vực lễ hội chùa Hương phải kể đến dịch vụ ăn uống. Hàng chục cửa hàng ăn uống nằm san sát nhau đón khách ngay tại điểm đỗ cuối cùng của bến đò suối Yến luôn luôn tấp nập thực khách vào ra. Năm nay, các quầy hàng ăn vẫn "câu khách" bằng việc trưng ra đủ các loại thú tươi sống được xẻ thịt nham nhở từ hươu, nai, nhím, thỏ, cầy hương...Chỉ khác là hầu hết các tiệm đều bỏ việc "khoe khoang" đặc sản thịt thú rừng.

Tuy vậy, mức giá các mọn nhậu thịt thú tươi sống cũng không khác so với mọi năm. Thịt hươu nai dao động từ 400 đến 600 nghìn đồng/kg, thịt nhím dao động từ 300 đến 500 nghìn đồng/năm, thịt lợn (được treo biển giới thiệu lợn rừng) lên đến gần 1 triệu đồng/kg...Hàng chục quầy ăn uống nhanh với các món bún, phở...cũng mọc lên khắp mọi nơi trong khu vực lễ hội. Giá mỗi bát bún phở gần như "không người lái" lên đến 30 nghìn đồng/bát, trứng gà, trứng vịt có giá 8 nghìn đồng/quả, các loại nước uống đều tăng giá gấp đôi so với thông thường.

Anh Đặng Thành Công, du khách đến từ Bắc Giang chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đi lễ hội chùa Hương. Tuy cũng đã nghe nói giá dịch vụ lễ hội đều tăng nhưng tôi không nghĩ giá ăn uống lại đắt đỏ như vậy. Nhất là các loại thịt thú rừng có giá "chát" quá nhưng không biết thật giả ra sao".

Dịch vụ ngủ nghỉ cũng đắt giá không kém. Những dãy nhà tạm quây bạt xếp san sát các tấm phản hầu như đều chật kín khách. Với dịch vụ ngủ "tập thể" như vậy, giá nghỉ mỗi người qua đêm là 50 nghìn đồng, thuê riêng 1 phản có giá 150 nghìn đồng. Ngoài ra, còn có dịch vụ ngủ "vip" với các phòng riêng là các phòng quây bằng 4 tấm tôn với diện tích chừng 5 mét vuông có thêm một tấm đệm có giá từ 250 nghìn đến 300 nghìn/đêm.

Các loại quà bánh, đồ lưu niệm ngập tràn dọc đường lên chùa Thiên Trù. Ngoài những mặt hàng lễ hội như vòng cổ, vòng tay, gấu bông, búp bê...tại nhiều quầy hàng, các loại súng nhựa đồ chơi với đủ hình dáng, kích thước bắt mắt được bày bán tràn lan. Các loại súng đều được nhập từ Trung Quốc với mức giá từ 150 nghìn đến 200 nghìn/ khẩu. Điều đáng nói là nhiều loại súng được bày bán tại đây thu hút các em nhỏ bởi có thể bắn các hạt nhựa gây nguy hiểm khi sử dụng.

Để chuẩn bị cho buổi sáng khai hội, hàng chục hộ kinh doanh cũng tất bật gánh hàng chuyển lên khu vực quanh chùa Thiên Trù ngay trong đêm phục vụ du khách. Chị Nguyễn Thị Lụa vừa gánh hàng vượt dốc vừa thở hổn hển chia sẻ: "Chúng tôi phải đợi đến tối mới gánh hàng vào đây vì ban ngày du khách quá đông. Gánh được gánh hàng có mấy cái ghế nhựa, mấy chai nước vào đây cũng mệt bở hơi tai nên chúng tôi cũng phải bán giá cao hơn ngày thường cũng mới mong có lãi chút đỉnh thôi chứ".

Nhiều du khách nghỉ đêm dưới chân chùa Thiên Trù phòng trường hợp lượng khách đổ về vào buổi sáng khai hội quá đông nên đã tranh thủ lên chùa dâng hương làm lễ trước ngay trong đêm. Dịch vụ sắp đồ lễ và đổi tiền lẻ vì thế cũng tha hồ "hốt bạc". Một mâm lễ hương hoa có giá tùy vào nhu cầu của người đặt có thể vài chục nghìn đồng nhưng cũng thể đến vài trăm nghìn đồng.